Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Trình tự các bước theo nghi thức lễ cưới truyền thống Việt Nam

Văn hóa truyền thống Việt nam vẫn được xem là một tục lệ dân gian từ lâu đời vô cùng phong phú và đa dạng, nhất là trong cưới hỏi của người Việt chúng ta. Xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển theo xu hướng hiện đại nhưng những giá trị phong tục từ xưa đến nay vẫn còn lưu giữ, trường tồn và không ngừng phát triển từ đời này sang đời khác.
Để một buổi đám cưới diễn ra hoàn chỉnh nhất cần phải đảm bảo đầy đủ trình tự các bước theo nghi thức lễ cưới truyền thống sau đây. Trước tiên là chạm ngõ, rồi sẽ đến ăn hỏi, sau đó nhà chú rể sang xin dâu, đón dâu rồi sẽ diễn ra tiệc cưới, nghi thức cuối cùng sẽ là lễ lại mặt.
1. Lễ chạm ngõ
Lễ chạm ngõ trong đám cưới truyền thống tức là đây là buổi đầu tiên mà gia đình hai bên chạm mặt nhau, gặp gỡ và nói chuyện. Trong buổi ra mắt này nhà trai sẽ tiến hành xin gia đình nhà gái cho cô dâu và chú rể chính thức tìm hiểu nhau và xa hơn là tiến tới hôn nhân trong tương lai gần. Dù đây được xem là một tục lệ khá lâu đời và vô cùng đơn giản nhưng vẫn không ít gia đình vẫn còn lưu giữ đến nay nay. Nghi thức này giúp cả hai gia đình trở nên thân thiết và gần gũi hơn.
2. Lễ ăn hỏi
Một trong những nghi thức không thể thiếu trước đám cưới chính là đám hỏi, phong tục đám hỏi trong đám cưới của người Việt là không thể thiếu. Sau khi chọn được ngày tốt gia đình bên nhà trai sẽ tiến hành mang sính lễ đến với nhà gái với mong ước hỏi cô gái về làm dâu con trong gia đình. Để tránh sai sót trong công đoạn này bạn cần chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng vì công đoạn này khá là cầu kỳ và phức tạp về nghi thức lẫn việc chuẩn bị các tráp bưng quả,…
3. Lễ xin dâu
Sau khi kết thúc lễ ăn hỏi cả hai bên gia đình sẽ tiếp tục bận rộn để chuẩn bị cho lễ xin dâu sắp tới. Dù nghi thức này được lưu truyền từ rất lâu đời nhưng hiện nay vẫn có khá nhiều gia đình bỏ qua tục lệ này vì muốn đám cưới được diễn ra một cách đơn giản và bớt cầu kỳ hơn.
Lễ xin dâu tức là đại diện bên nhà trai cử một người phụ nữ trực tiếp mang trầu cau qua nhà cô dâu trước tiên để xin là lễ xin dâu. Và phong tục này mang ý nghĩa vì giây phút này cũng chính là khoảnh khắc nhà gái sẽ thông báp với tổ tiên về việc chấp nhận cho con gái của mình đi làm dâu.
 4. Lễ rước dâu
Nghi thức đám cưới truyền thống lễ rước dâu hay còn được gọi là lễ đón dâu đóng vai trò hết sức quan trọng. trong ngày này chú rể sẽ trực tiếp mang theo hoa cưới cùng với rất nhiều các lễ vật cần thiết để đến rước nàng dâu của mình về nhà. Theo nghi lễ truyền thống của nước ta thì hai bên gia đình sẽ tiến hành trao của hồi môn cho cô dâu, chú rể thay cho lời chúc phúc về tương lai hạnh phúc, viên mãn của vợ chồng son.
Sau khi lễ rước dâu diễn ra và vợ chồng đã hoàn thành tất cả các nghi lễ và sau đó sẽ là quá trình diễn ra tiệc cưới nhằm thông báo cho mọi người biết về ngày vui của hai đứa. Việc tổ chức lễ cưới với đông đủ khách mời là bạn bè thân thiết hay những người quen và nhận được sự chúc phúc của họ là điều không thể thiếu trong hầu hết các lễ cưới từ xưa đến nay.
5. Lễ lại mặt
Sau khi hoàn thành tất cả các nghi lễ thì lễ lại mặt diễn ran gay sau khi cô dâu đã về đến nhà chồng và mẹ chồng sẽ là người chuẩn bị một mâm cổ nhỏ thay cho lời chào hỏi để đôi vợ chồng mới cưới mang về nhà gái.
Tất cả các nghi lễ trên vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ một đám cưới truyền thống nào từ thời cha ông ta và vẫn được lưu giữ cho đến tận ngày hôm nay. Tuy nhiên, cùng tùy theo phong tục từng vùng miền và điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình sẽ tổ chức nghi thức lễ cưới truyền thống theo trình tự khác nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét